Sự khác nhau giữa Phật A Di Đà và Phật Thích Ca

sự khác nhau giữa phật A di đà và phật thích ca

     Mỗi khi niệm “Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật ” hay “Nam mô A di đà Phật” chúng ta đã hiểu và biết được sự khác nhau giữa Phật A Di Đà và Phật Thích Ca chưa. Hãy tìm hiểu để biết được rõ hơn về hình dáng và nguyện của mỗi Đức Phật

     Tại cõi giới này, Đức Phật Thích Ca là vị Phật giáo hóa chúng sinh được người đời tôn kính tôn là chủ cõi Ta Bà. Ngài là một vị Phật có thật trong lịch sử được nhắc đến trong nhiều điển cố, điển tích về kinh pháp nhà Phật.

      Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương Cực Lạc, chí tâm niệm hồng danh của Ngài sẽ giúp sinh vô lượng công đức và được vãng sinh về cõi Cực Lạc dựa theo 48 lời đại nguyện của Ngài. Bởi Đức Phật A Di Đà không phải là nhân vật lịch sử và có mặt tại cõi Ta Bà của chúng ta.

      Tuy nhiên qua lời giới thiệu của Đức Bổn Sư trong kinh Bi Hoa, chúng ta được biết rằng tiền thân của Đức Phật A Di Đà là vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm với muôn vàn công đức và lòng đại bi thương yêu tất cả chúng sinh. Ngài đã mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sinh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.

Sự khác nhau giữa Phật A Di Đà và Phật Thích Ca đầu tiên về hình dáng

  • Tượng Phật A Di Đà thường là kiểu tóc xoắn ốc, khoác trên người tấm cà sa màu đỏ, khoác áo vuông chỗ cổ trước ngực có chữ Vạn. Mắt Ngài nhìn xuống và miệng mỉm cười. Còn Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca thì có 2 kiểu tóc là tóc búi hoặc tóc xoắn ốc. Ngài thường mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu. Nếu hở ngực thì sẽ không có chữ Vạn như tượng Phật A Di Đà. Mắt phật Thích Ca mở ba phần tư, hay ngồi trên tòa sen.

Sự khác nhau về tư thế tay

  • Tượng Phật A Di Đà thường trong tư thế đứng và tay làm ấn giáo hóa. Tay phải đưa ngang vai và chỉ lên trên, còn tay trái đưa ngang bụng và chỉ xuống dưới. Hai lòng bàn tay hướng về phía trước, ngón cái và ngón trỏ chạm nhau làm thành vòng tròn.
  •  Hoặc cũng có thể phật A Di Đà ngồi trên tòa sen, tay bắt ấn thiền để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái và hai ngón cái chạm nhau. Hoặc tay phải đưa ngang vai và chỉ lên trên, tay trái bắt ấn thiền để ngang bụng.
  • Phật Thích Ca Mâu Ni tay lại thường xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền hoặc ấn chuyển pháp luân, ngoài ra phật cũng có thể cầm chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, đặc biệt không bao giờ duỗi một cánh ta.

Về các vị Phật và Bồ Tát đi cùng

  • Quan Thế Âm Bồ Tát và Thế Chí Bồ Tát là hai vị Bồ Tát thường được thờ cùng với Phật A Di Đà. Hay còn được gọi là Tượng Tây Phương Tam Thánh.
  • Phật Thích Ca thường được thờ cùng với 2 vị tôn giả là: A Nan Đà (được đặt bên tay trái Đức Phật Thích Ca) và Ca Diếp (được đặt bên tay Phải Đức Phật Thích Ca)

   Có rất nhiều bài giảng hay và giải thích về sự khác nhau đó nhưng bài của thầy Thích Pháp Hòa dễ hiểu và có ý nghĩa tổng quát.

   Bên cạnh đó, để hiểu hơn về Phật Thích Ca chúng ta hãy đọc bài Lịch sử và huyển thoại về Đức Phật