Đồng hồ tủ đứng (đồng hồ tủ cây) được hiểu là dòng sản phẩm đồng hồ máy cơ kiểu dáng đứng, thường được thiết kế đơn giản, sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên, hoa văn chế tác đơn giản nhưng tinh tế, toát lên thần thái của sự cao cấp, không màu mè, mặt đồng hồ tròn, hoặc vuông, số trên mặt đồng hồ được khắc đơn giản bằng số la mã hoặc số vẽ. Các chi tiết trên đồng hồ thường nhuốm màu thời gian nhưng vẫn sáng, đẹp, nước gỗ, nước sơn vẫn còn giữ được màu, vỏ thùng ít bị xước xát. Những mẫu đồng hồ này thường được sản xuất khá lâu, là sản phẩm vừa dùng để xem giờ vừa dùng để trang trí ở các nước châu Âu, phương Tây, quý tộc bá tước cao quý thời xưa.
Nguồn gốc, xuất xứ của đồng hồ tủ
Con người chúng ta từ rất lâu (khoảng 3500 năm trước công nguyên) đã biết cách xem đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước. Từ năm 1490, Peter Hale là thợ đồng hồ người Đức đã phát minh ra dây cót đồng hồ đầu tiên, và cứ thế, lịch sử tiếp theo đánh dấu những phát minh vĩ đại trong lịch sử đồng hồ.
Vào năm 1653, Galileo Galilei đã phát minh ra con lắc dẫn tới sự ra đời của đồng hồ quả lắc. Christiaan Huygens đã xác định được nếu con lắc có độ dài là 00,38cm thì một chu kì của nó sẽ là đúng 1 giây. Vào năm 1670 William Clement đã thiết kế thành công hệ thống dạng mỏ neo đưa đồng hồ quả lắc vào trong 1 hộp dài. Điều này đã đánh dấu sự ra đời của đồng hồ tủ.
Đồng hồ tủ trở thành vật trang trí không thể thiếu trong nhiều gia đình quý tộc, địa chủ ở phương Tây. Hiện nay các thương hiệu đồng hồ tủ cây thường đến từ Đức như: hồng hồ tủ Hermle, đồng hồ tủ Howardmiller, đồng hồ tủ Junghans, đồng hồ tủ Kienzle,…
Chất lượng ruột máy đồng hồ tủ cổ
Khi nhắc đến đồng hồ tủ đứng cổ một điểm mà giới săn tìm đồng hồ luôn chú ý đến là phần ruột máy cơ khí bên trong của dòng sản phẩm này. Phần máy móc, cấu tạo bên trong của đồng hồ rất quan trọng, nó cần phải được hoạt động trơn tru liên tục, không ngừng nghỉ. Vi thế, khi định giá của dòng sản phẩm này mắc hay rẻ sẽ phụ thuộc nhiều vào chất lượng bộ máy của đồng hồ tủ đứng này. Ví dụ, đây là mẫu đồng hồ tủ đầu ông sư đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Mẫu sản phẩm này được nhập nguyên bản từ Đức và được sản xuất vào năm 1910 – 1920. Đồng hồ cây đầu ông sư sử dụng chất liệu gỗ óc chó lên tới 90% – một trong những loại nguyên liệu đẳng cấp giúp tạo nên giá trị của mẫu đồng hồ này.
Chất liệu gỗ đóng vỏ đồng hồ
Chất liệu đóng vỏ đồng hồ tủ đứng được là yếu tố lớn nhất quyết định giá thành của sản phẩm. Khi mua đồng hồ tủ người mua thường quan tâm đến vỏ đồng hồ được làm bằng chất liệu gì để xem xét quyết định mua.
Hiện nay có nhiều chất liệu được sử dụng để làm vỏ đồng hồ, ở phương Tây chất liệu gỗ thông, gỗ sồi thường được sử dụng phổ biến vì cho tiếng trong, ấm. Còn ở phương Đông vỏ thường được làm từ các loại gỗ như gỗ hương, gỗ gụ, gỗ mun hoa, gỗ trắc, gỗ cẩm lai… nếu loại gỗ nào càng quý thì giá thành càng cao. Gỗ quý có nhiều đặc tính tốt, có độ bền cao, qua thời gian màu gỗ đẹp, có giá trị lâu dài và có khả năng chống oxi hóa cao nên ít hoặc hầu như không bị hư hại.
Kiểu dáng sản phẩm
Chọn mua hay định giá một mẫu đồng hồ tủ đứng bất kỳ ngoài dựa vào bộ máy bên trong, thì kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm cũng quan trọng không kém trong khâu quyết định giá bán sản phẩm. Xa xưa, mẫu đồng hồ tủ này xuất hiện có tác dụng là cộng cụ xem giờ cho con người nên mẫu mã chưa được chú trọng nhiều, kiểu dáng còn đơn giản, không bắt mắt. Nhưng đến những thời kỳ sau phần vỏ đồng hồ đã được các nghệ nhân chú tâm đến, tạo ra các tác phẩm đồng hồ tủ cổ vô cùng đẹp và độc đáo cho đến tận ngày nay.